Các dạng vi phạm bản quyền Vi_phạm_bản_quyền

Wikipedia tiếng Việt hoàn toàn không chịu trách nhiệm về nội dung của những bài viết về luật pháp được đăng tải. Bài viết này chỉ nhằm vào mục đích cung cấp kiến thức phổ thông và không phải là tư vấn pháp luật.

Vi phạm về bản quyền một tác phẩm

  • Sao chép nguyên văn một phần hay toàn bộ tác phẩm đã có từ trước nhưng không có giấy cho phép của người hay giới có bản quyền.
  • Lưu truyền trái phép một phần hay toàn bộ tác phẩm không thuộc về quyền tác giả của mình
  • Bản văn không bị sao chép nguyên văn nhưng toàn bộ ý tưởng chi tiết cũng như thứ tự trình bày của một tác phẩm bị sao chép. Dạng vi phạm này khó phát hiện hơn nhưng vẫn có thể cho là một dạng vi phạm bản quyền nếu như có bằng chứng là "bản sao" bắt chước theo nguyên mẫu. Có thể thấy ví dụ ở những luận án cao học không ghi rõ nguồn và tác giả chính.
  • Bản văn không bị sao chép nguyên văn nhưng bị thông dịch lại các ý tưởng sáng tạo (thành ngôn ngữ khác hay thành các dạng khác).

Lưu ý:
Một tác phẩm sẽ không bị xem là vi phạm bản quyền nếu nó là sự tổng hợp có tính sáng tạo riêng từ nhiều hệ thống tác phẩm khác về ý (ý văn, ý nhạc, ý tưởng) và có thông tin rõ ràng về nguồn và tác giả chính. Tuy nhiên, để kết luận rằng một tác phẩm là không hay có vi phạm bản quyền, trường hợp này, thường rất phức tạp và đôi khi phải có sự can thiệp của các luật sư và toà án.

Vi phạm bản quyền của một sáng chế

  • Sử dụng lại ý tưởng đã được công bố là sáng chế và bằng sáng chế nguyên thủy vẫn còn đang trong vòng hiệu lực của luật pháp. Ở đây cần lưu ý, một bằng sáng chế tại một quốc gia hay địa phương này, sẽ khó có thể dùng để chứng minh rằng: một ứng dụng nào đó (dựa trên sáng chế đó) tại một quốc gia khác là vi phạm bản quyền, trừ khi bằng sáng chế đó có sự công nhận của quốc tế.
  • Mô phỏng lại, hay viết lại (bằng một ngôn ngữ khác hay cách viết khác) miêu tả của một ý kiến sáng tạo đã được công nhận là một sáng chế còn trong thời hạn định nghĩa bởi chủ quyền cũng là một dạng vi phạm bản quyền. Dạng này tương đối khó phát hiện nhưng những dấu tích về cấu trúc ý tưởng hay phương cách dàn dựng kỹ thuật sẽ có thể là những dấu tích chứng minh rằng một sáng chế đã bị đánh cắp hay không. Ví dụ: việc sao chép lại các sáng chế trong phần mềm bằng cách dùng ngôn ngữ lập trình khác hơn ngôn ngữ của sáng chế nguyên thủy vẫn thường bị xem là vi phạm bản quyền nếu người viết lại đó mô phỏng theo ý tưởng đã được cấp bằng sáng chế.

Lưu ý:

  1. Có rất nhiều trường hợp hai sáng chế có thể tương tự nhau và không thể xem là ăn cắp của nhau. Việc chứng minh rằng hai sáng chế là từ các ý tưởng độc lập thường được dựa vào các chi tiết như là ngày tháng, người chứng kiến (làm chứng) và, quan trọng hơn, các chi tiết chứng tỏ có sự khác nhau về nguồn gốc, động lực, hay cách cấu trúc của sáng chế.
  2. Tuỳ theo quốc gia, các bằng sáng chế sẽ chỉ có hiệu lực trong một thời gian pháp định nào đó. Các bằng sáng chế có tính quốc tế thường chỉ có hiệu lực tối đa là 20 năm. Sau thời hạn pháp định này, thì các ý tưởng sáng tạo sẽ mặc nhiên được xem là kiến thức chung của nhân loại và mọi người sẽ được sử dụng nó mà không phải xin phép tác quyền.

Các dạng vi phạm khác

Các dạng vi phạm bản quyền khác có thể bao gồm từ việc sao chép, mô phỏng lại các thương hiệu (trade mark) hay các biểu hiệu (logo) của một tổ chức, cho đến việc sao chép các chi tiết có tính hệ thống mà phải qua một trình tự thời gian dài mới chứng minh được. Những vi phạm này thường rất khó phân định và nhiều lúc phải tốn nhiều thời gian cũng như tài lực để chứng minh trước toà án rằng có hay không có sự vi phạm về bản quyền.

Trong tiếng Việt còn có từ đạo văn chỉ việc ăn cắp bản quyền các văn bản. Một từ tương tự là đạo nhạc, ăn cắp các giai điệu nhạc sáng tác bởi người khác, đạo hình, ăn cắp hoặc chỉnh sửa hình ảnh trái phép hoặc không thuộc về mình.

  • Ngoại trừ trường hợp ngoại lệ trong các Tôn-giáo: Việc sao chép Tam tạng Kinh điển thì không thể gọi là đạo văn trong kinh điển. Ví dụ: Bạn sao chép kinh, Luật, Luận của Thầy, tổ xuất thế gian hay của các cố Tăng Ni, hoặc bạn được quyền sao chép nội dung kinh của Tác-giả (Là không chép văn Tác-giả) hiện nay [cần dẫn nguồn].
  • Ngoại lệ 2: Có những bài văn của các Tăng sĩ viết ra là để truyền bá về văn hóa tâm linh thì đa số là tự do sao chép, Hoặc chính những Tác-giả, soạn-giả Tăng sĩ đó còn khuyến khích sẵn trên bài văn của họ. Xem thử Ví dụ này: Của soạn-giả Thiện Nhật. Nếu việc sao chép của bạn, có viết rõ nơi xuất xứ, ấn phẩm, và tên của soạn-giả hay Tác-giả đó.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Vi_phạm_bản_quyền http://www.foxnews.com/tech/2013/12/02/us-army-set... http://docs.google.com/viewer?a=v&pid=sites&srcid=... http://www.techdirt.com/articles/20131130/15263725... http://torrentfreak.com/mpaa-banned-from-using-pir... http://vnexpress.net/Vietnam/Van-hoa/2005/10/3B9E3... //www.worldcat.org/issn/0887-7661 http://www.tcs.cam.ac.uk/story_type/site_trail_sto... http://www.vietnamnet.com.vn/vanhoa/tintuc/2006/06... http://www.cov.gov.vn/ http://www.cov.gov.vn/van-ban/luat-so-36-2009-qh12